Tổng Hợp

Trẻ sơ sinh đi ngoài như thế nào là tốt và không tốt. nhận biết các loại phân của trẻ sơ sinh qua hình ảnh

Phân của trẻ sơ sinh rất đa dạng. vì thế, các mẹ cần có kiến thức để nhận biết các loại phân của trẻ sơ sinh qua hình ảnh. Bởi vậy, các mẹ sẽ biết con mình có khỏe mạnh hay không. Thông thường, phân của trẻ sơ sinh lúc bú sữa lúc bú sữa công thức, lúc ăn dặm sẽ khác nhau. Bài viết này sẽ giúp bố mẹ tìm hiểu nhiều hơn về điều đó.

Nhận biết các loại phân của trẻ sơ sinh qua hình ảnh

Dưới đây là những phần thông tin về phân của trẻ sơ sinh, từ khi lọt lòng cho đến khi bé ăn dặm. Với thông tin này, các mẹ có thể nhận biết các loại phân của trẻ sơ sinh qua hình ảnh.

Phân lúc trẻ sơ sinh vừa chào đời

Khi bé chào đời, phân của bé có màu xanh đen, hay màu đen tuyền. Vì phân của bé khi sinh rất dính nên được gọi là phân su. Phần phân này được cấu từ từ tế bào da, nước ối, chất nhờn của bé cũng như chất bài tiết của bé khi ở trong bụng mẹ. Tuy nhiên, phân su chỉ có khoảng 2 đến 4 ngày từ khi bé chào đời.

Phân su trẻ sơ sinh

Phân của bé bú mẹ hoàn toàn

Nếu bé bú mẹ hoàn toàn thì phân sẽ thay đổi nhanh chóng, sau 3 ddeens 4 ngày từ khi sinh. Phần phân của bé lúc này có màu xanh, hoặc vàng tươi, không dính như phân su mà ở trạng thái lỏng hơn, có kèm hạt trắng lấm tấm. Khi mới bú sữa mẹ, bé đi ngoài khá nhiều, khoảng 4 đến 6 lần mỗi ngày.
 

Phân của bé bú mẹ hoàn toàn

Tuy nhiên, cũng do đồ ăn của mẹ mà phân bé có thể có màu khác nhau. Nếu bé đi ngoài có phần lấm tấm màu trắng, thì là bé bú nhiều sữa đầu, nhưng lại ít bú sữa cuối. Vì vậy, để bé yêu có đủ dinh dưỡng và nhận được nhiều chất hơn, các mẹ phải cho bé bú cả sữa đầu và sữa cuối, tức là nên bú cả hai bên ngực để bé được cân bằng dưỡng chất. 

Phân của bé bú sữa công thức

Phân của bé bú sữa công thức

Với mẹ nào cho con bú sữa công thức, thì việc nhận biết các loại phân của trẻ sơ sinh qua hình ảnh cũng rất dễ dàng. Lúc này, phân của bé có mùi khá nặng, phân màu nâu nhạt, đôi khi vàng nâu, cũng có lúc ngả màu xanh nâu. Phân của bé bú sữa công thức tương tự phân của bé ăn dặm, nhưng không đặc như vậy.

Phân khi trẻ chuyển từ sữa mẹ sang sữa công thức

Nếu bé đang bú sữa mẹ mà lại thay đổi sang sữa công thức thì các mẹ lưu ý chuyển từ từ tránh gây táo bón. Lúc này, bé đi ngoài phân màu khá sẫm, mùi nặng hơn lúc chỉ bú sữa mẹ. Các mẹ lưu ý giai đoạn này cần có thời gian thích nghi để bé không bị khó chịu và mẹ cũng không bị căng tức ngực.

Phân của các bé được bổ sung chất sắt

Bé nào được mẹ bổ sung sắt thì phân thường màu đen, đôi khi là xanh đen. Tuy nhiên, nếu các mẹ không bổ sung sắt nhưng bé đi ngoài phân đen thì các mẹ phải kiểm tra. Các mẹ cần xem bé bị đau bụng hay xuất huyết không, đồng thời nên nhờ bác sĩ tư vấn. 

Phân của các bé được bổ sung chất sắt

Phân của bé được cho ăn dặm

Phân của bé được cho ăn dặm

Bé ăn dặm rồi phân ngả màu tối, đặc hơn, thường có mùi nặng. Mặc dù phân đặc hơn trước nhưng vẫn ở dạng nhão, mềm do có ít chất xơ. 

Phân khi bé chỉ tiêu hóa một phần thức ăn

Thông qua nhận biết các loại phân của trẻ sơ sinh qua hình ảnh, các mẹ có thể biết rõ xem con mình khỏe mạnh hay ốm yếu. Khi nghiên cứu thông tin về vấn đề này, các mẹ sẽ bảo vệ con tốt hơn, giúp bé được duy trì sức khỏe ở trạng thái tốt nhất. 
Thông qua màu sắc phân, độ kết dính thì bác sĩ sẽ giúp các mẹ nhận biết được bệnh tình của con. Sau đó, các mẹ rút kinh nghiệm và quan sát bé kỹ hơn thì sẽ có được kiến thức rõ ràng trong cách chăm sóc con em mình.

Phân khi bé chỉ tiêu hóa một phần thức ăn

Phân của bé bị bệnh tiêu chảy

Nếu bé nhà mình bị tiêu chảy, phân của bé lỏng chứ không sệt như bình thường. Màu sắc của phân lúc này là xanh láy, màu nâu cũng có thể là màu vàng. Đôi khi bé đi đại tiện còn có cả máu ở trong phân. Chính những thông tin này là dấu hiệu để mẹ nhận biết con mình bị tiêu chảy.
 

Phân của bé bị bệnh tiêu chảy

Khi bé bị tiêu chảy, các mẹ cần chú ý đến các thức ăn gần đây của mình. Các mẹ lưu ý tiêu chảy mà không chữa trị sớm sẽ khiến các bé suy nhược, mất nước. Vì vậy, các mẹ xem con có dị ứng với loại thức ăn nào hay không, xem các bé có bị lạnh bụng không. Nhờ đó, các mẹ sẽ có biện pháp can thiệp kịp thời. Cũng có thể bé không chỉ bị dị ứng với hoa quả, thức ăn mà còn dị ứng sữa nếu bú sữa ngoài, không phải sữa mẹ.
Nhưng các mẹ cũng chú ý là khi bé mọc răng phân cũng ở dạng lỏng và dễ bị nhầm lẫn. Tuy nhiên, nếu việc đi ngoài như thế này kéo dài 1-2 ngày với tần suất trên 3 lần thì các mẹ nhanh chóng đi khám cho an toàn.

Phân của bé bị táo bón

Khi bé bị táo bón, bé sẽ thấy đau bụng, rất khó chịu và mệt mỏi. Nếu các mẹ có thể nhận biết các loại phân của trẻ sơ sinh qua hình ảnh, thì sẽ biết rõ con mình có bình thường hay đang phải chịu táo bón. Nếu mẹ nào chưa biết thì dưới đây là những thông tin mà các mẹ tham khảo để sớm nhận biết bệnh táo bón ở con:

  • Khi đi vệ sinh bé phải rặn nhiều, bị đau bụng nhiều và rất khó chịu

  • Phân có 2 dạng: lúc nhỏ xíu như viên đá cuội, khô ráo, cũng có lúc phân to hơn bình thường.

  • Bụng bé bị phình và căng lên

  • Có cả máu trong phân nhưng không nhiều

Trẻ bị táo bón khiến cho ba mẹ vô cùng lo lắng. Các mẹ cần biết lý do con bị táo bón thì mới có thẻ giúp con hết đau và trở lại bình thường. Xin mời xem qua một số nguyên nhân khiến bé có thể bị táo bón để mẹ giúp bé khỏe lại:

  • Bé bị sốt

  • Bé uống sữa ngoài

  • Bé bị mất nước, có thể do ít ăn đồ chứa nước, ít chất long

  • Thực đơn thay đổi

  • Dio bé uống thuốc và bị đi ngoài

  • Mẫn cảm với đậu tương

Phân của bé bị táo bón

Vậy cách để giúp bé yêu bớt mệt khi bị táo bón là gì? Xin mời các mẹ tham khảo thông tin bên dưới để có thể chăm sóc con mình tốt hơn:

  • Cho bé uống nhiều nước

  • Cho bé uống thêm nước ép từ hoa quả như mận hay lê

  • Cho bé ăn nhiều chất xơ hơn

  • Hoc mát xa bụng cho bé đỡ đau

  • Hỗ trợ bé tập thể dục

Mặc dù ba mẹ dùng khá nhiều cách để giúp bé khi bị táo bón, nhưng nếu bé vẫn đau bụng và đi ngoài có máu ghi nên để bác sĩ thăm khám cho bé. Bác sĩ sẽ cung cấp thuốc và liệu trình phù hợp để bé nhanh khỏi bệnh và khỏe mạnh trở lại.

Phân có màu xanh lá

Khi mẹ nhìn thấy con mình đi ngoài có màu xanh lá thì bé bị bệnh gì? Các mẹ có biết nhận biết các loại phân của trẻ sơ sinh qua hình ảnh để đoán bệnh của bé không? Nếu không biết gì các mẹ sẽ lo lắng nhưng thể làm gì giúp cho mình được. Vì thế, hôm nay các mẹ hãy lấy sổ ghi chép và xem nếu bé đi phân xanh thì là triệu chứng của bệnh gì.
Có lẽ mới đầu các mẹ sẽ lo lắng một chút, nhưng khi bé đi ngoài phân xanh thì có thể do bé đã hấp thụ đường trong sữa mẹ quá nhiều. Đó là vì bé uống sữa đầu do mẹ tiết ra nhiều hơn là sữa cuối. Nên khi cho bé bú các mẹ cho bú hết sữa một bên rồi mới chuyển đổi.
Bên cạnh đó, bé đi ngoài phân xanh cũng có thể do một số nguyên nhân sau:

  • Tác dụng phụ của thuốc

  • Dạ dày của bé

  • Thời gian bú sữa của bé

  • Do ăn sữa công thức

  • Bé nhạy cảm với đồ ăn

Phân có màu rất nhạt

Nếu mẹ nào đã có kiến thức nhận biết các loại phân của trẻ sơ sinh qua hình ảnh, thì sẽ biết rằng khi bé đi ngoài phân màu nhạt chính là dấu hiệu bé bị vàng da. Hiện tượng này không nguy hiểm gì và sẽ biến mất sau thời gian ngắn. Nhưng nếu ba mẹ lo lắng vì bé bị như vậy khá lâu thì nên đưa con đi khám sẽ tốt.
Nếu bé đi phân màu trắng nhạt thì thực sự khá lạ, trường hợp này ba mẹ cần xác định lại với bác sĩ để biết đây là bệnh vàng da hay bệnh khác. Nếu gan kém thì phận cũng có biểu hiện tương tự nên hãy để bác sĩ kiểm tra sớm nhất có thể. 

Máu trong phân

Trường hợp bé đi ngoài có lẫn máu trong phân có thể do khu vực hậu môn có kẽ nứt và khiến máu bắn ro khi bé đi ngoài. Đồng thời, cũng có thể ruột của bé bị dị ứng hay nhiễm trùng nên đi ngoài ra máu. Nếu gặp một vài trường hợp dưới đây thì bố mẹ đưa con đi khám ngay:

  • Phân dính máu: có thể do dị ứng protein trong sữa mẹ

  • Táo bón và dính máu khi đi ngoài: do nứt hậu môn

  • Tiêu chảy và dính máu khi đi vệ sinh: do nhiễm trùng

Khi phân màu đen thì đó là do phân và máu trộn lẫn nên đậm màu. Khi bé bú sữa mẹ mà có lỡ cắn khi núm vú chảy máu thì máu này cũng có thể bị lẫn trong phan. Nhưng nếu là bệnh về đường ruột thì nên gọi bác sĩ khám sớm.

Phân có máu

Phân có chất nhầy

Phân có chất nhầy – màu xanh có vệt sáng bóng 

Phân có chất nhầy

Thêm một cách nhận biết các loại phân của trẻ sơ sinh qua hình ảnh nữa, đó là phân có chất nhầy là bé bị chảy nước mũi. Đặc biệt, nếu phân có màu xanh thì trường hợp này thực sự là do bé chảy nước mũi mà không tiêu hóa được. Có thể bé bị dị ứng hay nhiễm trùng mũi, nên ba mẹ hãy kiểm tra và cho bé dùng thuốc phù hợp. Nếu hiện tượng này kéo dài thì hãy cho con đi khám để điều trị dứt điểm nhanh chong.

Khi nào thì gọi là trẻ bị tiêu chảy?

Các biểu hiện sau:

  • Đi nhiều lần hơn bình thường

  • Có bọt.

  • Tóe nước.

  • Thay đổi màu sắc.

  • Có nhầy hoặc máu.

  • Có mùi thối.

Nguyên nhân bé bị tiêu chảy là gì?

Khi bé bị nhiễm virus thì virus sẽ khiến bé tiêu hóa kém, bị đi ngoài ra phân loãng. Một nguyên nhân khác là do bé dị ứng với nước ép trái cây hay ăn thức ăn.

Ảnh hưởng khi bé bị tiêu chảy?

Nếu bé bị tiêu chảy thì dễ mất nước và dễ gặp nguy hiểm, vì bé chưa có sức đề kháng tốt. Chính vì thế, hãy cho bé đi kiểm tra ngay khi có thể.

Khi nào mẹ nên đưa trẻ bị tiêu chảy đi bệnh viện?

  • Phân có mùi thối

  • Phân đen

  • Phân có chất nhầy

  • Bị tiêu chảy hơn 2 ngày

  • Bé dưới 3 tháng tuổi bị tiêu chảy

  • Bé sốt và tiêu chảy

  • Bé bị nôn 

  • Bé bị mất nước: biểu hiện là khóc không ra nước mắt, mệt mỏi, mắt khô, mắt trũng xuống,..

Chăm sóc khi trẻ sơ sinh bị đi ngoài nhiều.

Làm sao để chăm sóc bé khi bé bị tiêu chảy? Nếu nhận biết các loại phân của trẻ sơ sinh qua hình ảnh avf biết bé bị tiêu chảy thì các mẹ cần lưu ý một số vấn đề sau:

  • Gọi bác sĩ đến khám

  • Truyền dịch tĩnh mạch tại viện cho bé

  • Cho bé bú  nhiều để tránh mất nước

  • Cho bé uống điện giải bù nước

  • Cho bé ăn đồ ăn mềm, 

  • Tránh đồ ăn lạnh bụng

  • Không ăn đồ dầu mỡ, đồ chiên rán

  • Lưu ý vệ sinh tay chân và đồ ăn khi cho bé ăn để đảm bảo an toàn và không bị nhiễm khuẩn

Trẻ sơ sinh đi ngoài bao nhiêu lần một ngày?
Một bé sơ sinh bình thường sẽ đi ngoài 4 hoặc 5 lần mỗi ngày, trong vòng 2 tuần, sau đó tăng lên 2 đến 5 lần trong tháng rưỡi. Bé nào bú sữa mẹ thì đi ngoài nhiều hơn do lượng nước nhiều. Phân của trẻ ở hai tuần đầu nhỏ,thường ở dạng lỏng; sau đó phân của trẻ to hơn, số lần đi ngoài cũng giảm và phân cứng hơn trước. Dựa vào thông tin này, các mẹ sẽ biết con mình có thực sự tiêu chảy, táo bón hay không.

Lời kết

Với những thông tin cụ thể về mùi, màu mà Gia Đình Là Vô Giá đã đưa ra, việc các mẹ Nhận biết các loại phân của trẻ sơ sinh qua hình ảnh không hề khó. Các mẹ nên so sánh phân của bé nhà minh với thông tin bên trên để có thể kiểm tra sức khỏe của bé tại gia. Nếu có dấu hiệu lạ, hãy đi khám bác sĩ ngay để kiểm tra cho bé.


Tổng hợp những Bé Đáng Yêu nhất Tik Tok part 47 | Beat Trẻ Thơ


Cảm ơn đã quan tâm tới video của em ạ
✅ ĐĂNG KÝ KÊNH: Ủng hộ em đạt 10k SUBSCRIBE ạ
?https://bit.ly/3cfolfu

? KẾT NỐI trên FaceBook ạ ?http://bit.ly/2Vq4xjG
? MÊ TRẺ EM nhấn vô đây ạ ? https://bit.ly/2PudCUR
? VIDEO MỚI NHẤT ? http://bit.ly/397eFlc
? TỔNG HỢP VIDEO Thiên Thần Nhí Jiang KenXin ? http://bit.ly/32w2Y5f
? TỔNG HỢP VIDEO Vô Cực Đáng Yêu Của Trẻ ? http://bit.ly/2TkoA0d
? TỔNG HỢP VIDEO Thách Thức Danh Hài Của Trẻ ? http://bit.ly/2ToCxuh

Kênh tổng hợp những video đáng yêu, dễ thương, cute và hài hước nhất về bé trên Tik Tok, các mạng xã hội và các nguồn khác nhau…
Mong những video trẻ em đáng yêu giúp bạn xua tan đi mọi sự lo toan, nỗi buồn trong cuộc sống. Vậy nên các bạn muốn lấy những hình ảnh và video em bé dễ thương, đáng yêu, cute đẹp nhất để làm hình nền máy tính, ảnh đại diện, ảnh bìa, hay muốn chia sẻ với mọi người trên mạng xã hội thì kết nối với mình qua page nha mọi thứ hoàn toàn miễn phí ạ http://bit.ly/2Vq4xjG
★★★★★
⚠ Lưu ý: BEAT TRẺ THƠ không sở hữu tất cả tư liệu được sử dụng trong video này. Mọi thắc mắc về bản quyền, tài trợ, quảng cáo, cộng tác vui lòng liên hệ email: [email protected]
We do NOT own all the materials as well as footages used in this video. Please contact [email protected] for copyright matters!

Xem thêm bài viết thuộc chuyên mục: Tổng Hợp Tại xmccomplex.com.vn
Xem thêm :  Mẫu bảng lương 2021 mới nhất trên excel

Related Articles

Back to top button