Câu bị động là gì? cách dùng câu bị động trong tiếng anh

Khái niệm
Câu bị động (Passive Voice) là câu được dùng để nhấn mạnh đối tượng bị tác động bởi một hành động nào đó, chứ không phải đối tượng thực hiện hành động đó. Thì của câu bị động phải tuân theo thì trong câu chủ động
– Câu ví dụ: My bicycle was stolen (xe đạp của tôi bị lấy cắp)
➔ câu bị động được dùng trong trường hợp này nhằm nhấn mạnh đối tượng “my bicycle” bị lấy cắp, chứ không phải đối tượng “kẻ trộm” thực hiện hành động lấy cắp
Câu bị động cũng được sử dụng khi đối tượng không thể tự mình thực hiện hành động
– Câu ví dụ: Soup has been cooked
➔ Món súp không thể tự nấu được mà phải có ai đó nấu món súp, nên trong trường hợp này ta sử dụng câu bị động
Ngoài ra, câu bị động cũng được sử dụng khi ta muốn nói về một việc gì đó theo một cách lịch sự, tế nhị
– Câu ví dụ: The mistake was made
➔ Câu bị động này nhấn mạnh vào tình huống lỗi sai đã xảy ra, không đề cập đến người nào gây ra lỗi sai, tránh tạo hành động tiêu cực không đáng có (như chửi bới chẳng hạn) trong công việc.
Cấu trúc của câu bị động
Cấu trúc này dùng cho mọi tình huống, các bạn chỉ cần sửa đổi thì cho phù hợp với ngữ cảnh là được.
Câu chủ động: S + V(bare) + O
➔ Câu bị động: S + be + V3/Ved + (by + O)
Trong đó:
Tân ngữ (O) trong câu chủ động sẽ được đảo lên làm chủ ngữ (S) trong câu bị động.
Chủ ngữ (S) trong câu chủ động sẽ được đảo xuống làm tân ngữ (O) trong câu bị động và được sử dụng kèm giới từ “by”
Thì của động từ “be” trong câu bị động phụ thuộc vào “S” và thì của động từ trong câu chủ động.
Xác định thì (tense) trong câu chủ động để chuyển động từ về thể bị động (be +V3/Ved) tương ứng. Động từ chia ở dạng số ít, hay số nhiều phụ thuộc vào chủ ngữ câu bị động
– Câu ví dụ: They will sell their car next month
➔ Their car will be sold by them next month
Một số lưu ý khi chuyển từ câu chủ động sang câu bị động
a) Xác định vị trí đứng của trạng ngữ trong câu bị động
Trạng ngữ chỉ thời gian thì đứng sau “by + O”
Trạng ngữ chỉ địa điểm thì đứng trước “by + O”
– Câu ví dụ: They sell bread on the street yesterday
➔ Bread was sold on the street (by them) yesterday
b) Chuyển câu bị động thành dạng phủ định với các chủ từ sau: nobody, no one, nothing,…
– Câu ví dụ: Nobody visited Anna for a long time
➔ Anna hasn’t been visited for a long time.
c) Nếu chủ ngữ không xác định (they, somebody, someone, anyone, people,…) thì có thể lược bỏ trong câu bị động
– Câu ví dụ: Someone has took my umbrella
➔ My umbrella has been taken
d) Giới từ “by” được dùng với chủ thể trực tiếp thực hiện hành động. Giới từ “with” được dùng để chỉ công cụ, phương tiện, nguyên liệu để thực hiện hành động
– Câu ví dụ: Papers were cut by my sister
– Câu ví dụ: Papers were cut with scissors
e) Nếu câu chủ động có 2 tân ngữ, chọn tân ngữ mà chúng ta muốn nhấn mạnh làm chủ ngữ trong câu bị động
– Câu ví dụ: He gave me some flowers yesterday
➔ “She was given some flowers by him” hoặc “Some flowers were given to her by him”
g) Nội động từ (Intransitive verb – động từ không cần tân ngữ đi kèm) không được dùng ở dạng bị động
– Câu ví dụ: The house collapsed
Các dạng đặc biệt của câu bị động:
Câu chủ động
Câu bị động
Có chứa 1 số động từ tường thuật, chỉ quan điểm, ý kiến như: say, claim, fine, know, report, asume, consider, feel, expect, think, believe,…
Cách 1: S + be + V3/Ved + to V2
Cách 2: It + be + V3/Ved + that + S2 + V2
– Câu ví dụ: People think she got the job
➔ Cách 1: It is thought that she got the job.
Cách 2: She is thought to have got the job.
Là câu nhờ vả (have, get)
S + have/get + sth + V3/Ved + (by + sb)
– Câu ví dụ: Nina has her boyfriend buy her a new bag
➔ Nina has a new bag bought by her boyfriend
Là câu hỏi WH-
Bước 1: Chuyển câu hỏi thành câu khẳng định.
Bước 2: Chuyển câu khẳng định thành câu hỏi bị động
– Câu ví dụ: What did he do?
➔ What was done by him?
Là câu hỏi yes/no
Bước 1: Chuyển câu hỏi thành câu khẳng định
Bước 2: Chuyển câu khẳng định thành dạng bị động
Bước 3: Chuyển câu bị động trên thành câu hỏi
– Câu ví dụ: Did she clean the kitchen?
➔ Was the kitchen cleaned by her?
Có chứa 1 số động từ chỉ giác quan như: look, see, notice, hear, watch,…
Nếu trong câu chủ động, động từ theo sau các từ chỉ giác quan ở dạng nguyên mẫu, thì trong câu bị động được chuyển thành dạng to V.
– Câu ví dụ: I heard her scream last night
➔ She was heard to scream last night.
– Câu ví dụ: I saw him talking to someone
➔ He was seen taking to someone
Là cấu trúc “Let”
Chuyển thành cấu trúc “be allowed to do something”
– Câu ví dụ: My mom let me go out tonight
➔ I was allowed to go out tonight
– Câu ví dụ: Don’t touch it
➔ Let it not be touched
Chứa động từ chính là keep, see, find, remember,… còn động từ phụ thì thêm -ing
– Câu ví dụ: They kept me waiting in line for half an hour
➔ I was kept waiting in line for half an hour
Là cấu trúc “would like”
– Câu ví dụ: I would like to invite my friends to my house for dinner
➔ I would like my friends to be invited to my house for dinner
Có chứa động từ Need/ Want
– Câu ví dụ: My dog wants cuddling
➔ My dog wants to be cudding
Có chứa 1 số động từ chỉ lời khuyên như suggest, recommend, advise,…
Động từ chỉ lời khuyên sẽ được thay bằng cấu trúc “should be V3/Ved”
– Câu ví dụ: They advised locking the doors carefully at night
➔ They advised that the doors should be locked carefully at night
Là cấu trúc “It’s one’s duty to V” (nhiệm vụ của ai làm gì)
Chuyển thành cấu trúc “S + be + supposed + to V”
– Câu ví dụ: It’s her duty to manage this project
➔ She is supposed to manage this project
Là cấu trúc “It’s impossible to do something” (không thể làm gì)
Chuyển thành cấu trúc “S + can’t be + V3/Ved”
– Câu ví dụ: It is impossible to fix that car
➔ That car can’t be fixed.
Có chứa các động từ cover, crowd, fill
Các động từ cover, crowd, fill sẽ được sử dụng với “with” thay vì “by”
– Câu ví dụ: Chocolate covers the fruit.
➔ The fruits are covered with chocolate
Chứa “make”
Động từ sau ”make” sẽ được chuyển thành dạng “to V”
– Câu ví dụ: He made me smile.
➔ I was made to smile
Bài tập
Chuyển các câu dưới đây thành câu bị động
- Tom gets his brother to clean the room.
- Nina had a friend type her assignment.
- Eli will have a hairdresser cut her hair.
- They had the police arrest the thief.
- Are you going to have the mechanic repair your washing machine?
Đáp án
- Tom gets the room cleaned by his brother.
- Nina had her assignment typed by a friend.
- Eli will have her hair cut by a hairdresser.
- They had the thief arrested by the police.
- Are you going to have your washing machine repaired by the mechanic?
ACET – Australian Centre for Education and Training
Làm chủ câu bị động (Passive Voice) trong 5 phút [Ngữ pháp tiếng Anh cơ bản – Các loại câu #6]
Luyện tập thêm các bài tập về câu bị động có giảng viên chữa tại đây: https://bit.ly/3wOkjUA
Bộ sách chuyên biệt dành cho người mới bắt đầu đủ Phát Âm, Ngữ Pháp, Từ vựng, xem ngay: http://bit.ly/elightbookcaubidong
• Học tại trung tâm: http://tienganh.elight.edu.vn/
Xem thêm danh sách video bài học theo chủ đề
1. Lộ trình học tiếng Anh cho người mới bắt đầu và mất gốc: https://goo.gl/S2z8Id
2. Phát âm tiếng Anh chuẩn như người bản xứ: https://goo.gl/O94uHk
3. Ngữ pháp cơ bản cho người mới bắt đầu và mất gốc: https://goo.gl/axyGCL
4. Học tiếng Anh giao tiếp hàng ngày: https://goo.gl/FpFvXW
5. Từ vựng tiếng Anh theo chủ đề thông dụng: https://goo.gl/mRwVd4
6. Luyện nghe tiếng Anh giao tiếp: https://goo.gl/q92BZh
Mỗi ngày xem 35 video học tiếng anh của Elight, kết hợp với khóa học tiếng Anh toàn diện của Elight, tiếng Anh của bạn sẽ cải thiện nhanh chóng.
Subscribe để nhận thông báo video mới
Để không bỏ lỡ các video bài học thú vị, subscribe Elight ngay tại link này nhé: https://www.youtube.com/channel/UCjsIuhbtDQny5lv4B2b2VOg?sub_confirmation=1
Làm chủ câu bị động (Passive Voice) trong 5 phút
https://youtu.be/a9GnbpR96Ow
Một trong những dạng câu gây khó khăn cho chúng ta khi học tiếng Anh không đâu khác đó chính là câu Bị Động ! Hôm nay, cô Trang sẽ giúp chúng ta tổng kết một cách dễ hiểu, dễ nhớ nhất về cấu trúc, cách dùng của Câu Bị động chỉ trong 5 phút nhé !
1. Định nghĩa và Cách dùng:
Câu bị động dùng khi ta muốn nhấn mạnh vào hành động trong câu, tác nhân gây ra hành động không quá quan trọng.
Cách 1: Khi không biết người thực hiện hành động là ai
Cách 2: Không muốn nhắc đến người thực hiện hành động, chỉ muốn tập trung vào hành động đó.
Cách 3: Khi muốn tập trung vào đối tượng bị tác động
Cách 4: Khi muốn tỏ ra lịch sự.
2. Nguyên tắc chuyển từ câu Chủ Động sang Bị Động:
Đảo Tân ngữ (O) câu chủ động lên làm Chủ ngữ (S) của câu Bị động.
Chia Động từ dạng bị động như sau:
+ HTĐ: S + tobe + Vpp + by + O
+ HTTD: S + tobe + being + Vpp + by + O
+ QKĐ: S + was/were + Vpp + by + O
+ QKTD: S + was/were + being + Vpp + by + O
+ HTHT: S + have/has + been + Vpp + by + O
+ QKHT: S + had + been + Vpp + by + O
+ TLĐ: S + will + be + Vpp + by + O
+ TLG: S + tobe + going to + be + Vpp + by + O
Nếu có trạng ngữ:
Trạng ngữ nơi chốn : trước \