Tổng Hợp

Karma là gì? phân loại & những biểu hiện của luật karma

Những câu chuyện về “ gieo nhân nào, gặt quả đó ” diễn ra rất nhiều trong cuộc sống. Một người phụ nữ cố tình xen vào hạnh phúc của một người đàn ông. Đến cuối cùng, cô ta cũng chẳng có danh phận từ kẻ đó. Xã hội lên án, chỉ trích thậm tệ. Người con của cô ta cũng phải chịu chung cảnh sỉ nhục, đến khi tìm thấy tình yêu đích thực rồi thì lại bị cướp mất. Chúng ta khi chửi mắng người phụ nữ đó sẽ dùng từ gì nhỉ ? Là : “ Cô ta sẽ bị quả báo ”, “ Đời có vay thì có trả ”. ĐIều này chính là Nghiệp chướng phải gánh chịu. Và đó là Karma mà Góc Tò Mò muốn nhắc đến trong chủ đề của bài viết hôm nay.

Bạn đang xem: karma nghĩa là gì“>Karma nghĩa là gì

Karma là thuật ngữ trong tiếng Phạn, có nghĩa là “ nghiệp “. Nghiệp là nguyên nhân dẫn tới quả báo, tức là “ hành động như thế nào thì kết quả như thế ấy ”. Karma chính là cốt lõi của quy luật Nhân – Quả của Phật Giáo. Nhân là Nguyên Nhân, Quả là Kết Quả. Vì vậy người Việt Nam ta có câu: “Gieo nhân nào, gặp quả đó”

Hầu như tất cả chúng ta thường được khuyên và chính chúng ta cũng thường hay khuyên người khác rằng : “ Sống tốt ắt có hậu phúc về sau ” – “Ác giả ác báo”. Nhưng để mà bản thân mỗi người hành động đúng như lời mình đã nói thì thật sự không nhiều.
*

Hầu như tất cả chúng ta thường được khuyên và chính chúng ta cũng thường hay khuyên người khác rằng : “ Sống tốt ắt có hậu phúc về sau ” – “Ác giả ác báo”. Nhưng để mà bản thân mỗi người hành động đúng như lời mình đã nói thì thật sự không nhiều.

– Chắc chắn là từ chính bản thân con người. Có thể là vô ý, mà cũng có thể là cố ý. Nhưng thường nhân quả sẽ báo ứng cho hành động cố ý nhiều hơn. Chính là cái kiểu “ biết sai mà vẫn làm ” , “ Tạo nghiệp là đam mê ” ; “ Tại sao mày cứ hay khẩu nghiệp ? – Tại vì tao vui ! ”.

– “ Quả báo thường đến muộn, nên người ta thường hay nhầm tưởng là không có ”. Nghĩa là người ta làm việc xấu nhưng vẫn còn thuận lợi, còn gặp may. Nên cứ tưởng mình làm vậy là đúng, là ông trời chả phạt gì. Rồi lại tiếp tục sinh ra Karma – sinh ra Nghiệp. Thật ra chúng ta làm gì thì đã được ông ấy ghi nhận hết rồi. Nhưng để mà trả thì cần đúng thời điểm của nó. Sớm thì kiếp này hưởng, nếu không thì “ chúc bạn may mắn lần sau ” – hẹn kiếp sau hoặc nghiệp nào ghê gớm lắm thì rất, rất nhiều kiếp sau nữa sẽ trả. Yên tâm, rồi sẽ đến lượt cả thôi. Đừng vội!Vậy nên cuộc sống con người mới có sự đa dạng muôn màu muôn vẻ – có người thì sinh ra đã ở vạch đích, sướng từ trong trứng sướng ra. Có người thì không giàu cũng không nghèo, một đời nhàn nhã. Có người đang ở đỉnh cao lại bị rơi xuống mặt đất thảm thương. Có người đang ở tận đáy xã hội thì bất ngờ phất lên với một cuộc đời bước sang trang mới. Có người khổ đến cùng cực. Có người lành lặn, đẹp đẽ. Có người thì không….

Xem thêm :  Phim xã hội đen hay nhất mọi thời đại khắc họa thế lực ngầm trong bóng tối

Tất cả những gì chúng ta nhận được ở kiếp này chính là thành quả của kiếp trước hoặc rất nhiều kiếp trước gộp lại. Xưa kia chúng ta sống tốt, nhân hậu vị tha thì kiếp này tự khắc chúng ta sẽ được hạnh phúc, sung sướng. Và ngược lại. Nhà Phật gọi đó là nghiệp cũ – là trả lại hay nhận được từ chính chúng ta đã làm trong quá khứ.

Tất cả những gì chúng ta nhận được ở kiếp này chính là thành quả của kiếp trước hoặc rất nhiều kiếp trước gộp lại. Xưa kia chúng ta sống tốt, nhân hậu vị tha thì kiếp này tự khắc chúng ta sẽ được hạnh phúc, sung sướng. Và ngược lại. Nhà Phật gọi đó là nghiệp cũ – là trả lại hay nhận được từ chính chúng ta đã làm trong quá khứ.

Nhưng thường thì mỗi khi đầu thai vào một kiếp sống mới, chẳng ai còn nhớ kiếp trước mình là ai, mình đã làm gì (Bát cháo lú của Mạnh Bà tại cầu Nại Hà trước khi chuyển sinh). Nên kiếp này có uất ức điều chi, tham vọng cái gì mà làm điều xằng bậy thì chúng ta lại gây nên nghiệp mới nữa mà thôi.

*

Nói vui theo trào lưu mới gần đây thì nghiệp cũng có “ nghiệp this, nghiệp that ”. Chúng ta ăn ở đạo đức, sống thiện, gây “ Nhân ” tốt thì mới có “ Quả ” tốt. Còn lại thì cứ xác định đi. Đức Phật lúc còn tại thế đã sống khổ hạnh, cực kì chuyên tâm tu tập, gánh khổ cho chúng sinh mới được an lạc trên cõi vĩnh hằng, đời đời kiếp kiếp được người ta kính trọng. Huống chi chúng ta có phải là ông nội bà nội, tổ tiên của đấng cứu thế nào đâu mà đòi làm sai thì không chịu quả báo ??!

Xem thêm :  TOP những bộ phim bách hợp lãng mạn đáng xem nhất

Muốn hướng thiện và làm những điều tốt đẹp thì từ lâu đã có 12 quy luật nhân quả của Karma để chúng ta nhìn vào – suy ngẫm, học hỏi và tự điều chỉnh bản thân :

Luật Đại : Là điều cơ bản của Luật Nhân – Quả – gieo nhân nào thì gặt quả đó như đã phân tích ở trên.

Luật tạo : Đơn giản là cuộc sống này sinh ra, biến chuyển và mất đi đều do một tay con người làm nên. Bất cứ điều gì đang diễn ra xung quanh bạn cũng có một phần phản ánh hành động, nhận thức của bạn trong đó. Do đó cần phải tạo cho mình và tất cả những gì có mặt trong cuộc đời ta những điều tốt đẹp. Thì chính bản thân mình cũng sẽ được hưởng những điều tốt đẹp thôi mà.

Luật Khiêm : Bất cứ con đường nào mà chúng ta đi cũng sẽ có mặt tốt và mặt xấu. Quan trọng là ước mơ đạt được ở phút cuối cùng. Việc của chúng ta là chỉ cần chấp nhận sự khắc nghiệt, thử thách được đem tới để đối mặt và vượt qua.

Luật tăng trưởng : Cố gắng phấn đấu theo chiều hướng tốt hơn.

Xem thêm: Các Mã Chứng Khoán Blue Chip, Vingroup Có Bao Nhiêu Mã Cổ Phiếu Blue Chip

Luật trách nhiệm : Chỉ cần có trách nhiệm với bản thân, với những gì đã làm , đang làm và sẽ làm . Chốt hạ một câu “ Dám làm thì dám chịu ”. Không né tránh. Không đổ sang cho người khác.

Luật liên kết : Bản thân mỗi người đều có liên kết với rất nhiều người, với rất nhiều sự việc, sự vật khác nhau ; liên kết từ lúc sinh ra cho đến lúc trút hơi thở cuối cùng. Chúng ta không thể tự sống cô lập một mình một cõi, không quan tâm gì ai và cũng không cần ai quan tâm mình. Sẽ có một lúc nào đó chúng ta sẽ phải cần đến sự giúp đỡ, hỗ trợ dù là một điều nhỏ nhoi trong cuộc sống. Nên chúng ta phải tạo ra và giữ gìn các liên kết ấy một cách tốt đẹp, lâu dài.

Luật tập trung : Mỗi người phải tập trung vào cuộc sống, trách nhiệm của bản thân. Có ước mơ, có lý tưởng và cố gắng hết mình vì nó để đạt được giá trị tốt đẹp mà chúng ta mong muốn.

Luật cho : Một điều cao cả – cho đi mà không cần nhận lại. Tôi nghĩ điều này rất ít ai làm được. Đa phần cho đi là mong được nhận lại nhiều hơn, có tiếng tăm, có thành quả, có hưởng lợi… Nhưng nếu làm điều thiện với ý nghĩ là sẽ nhận lại được may mắn, tốt đẹp gấp đôi, gấp ba…còn không được thì kể lể trách móc. Vậy đó không phải là thiện nữa rồi.

Xem thêm :  Những điều cần biết về billing zip code mới nhất 2020

Luật hiện tại : Cuộc sống có những giai đoạn thăng trầm hoặc gần như cả đời lên voi xuống chó, điều dễ nhất mà chúng ta nên làm khi ấy chính là chấp nhận, không than trách, buồn phiền.. Đặc biệt là không sinh lòng oán hận.

Luật thay đổi : Không có gì là tuyệt đối từ đầu đến cuối. Cái gì cũng có thể thay đổi. Giống như một câu nói phổ biến trên mạng là : “ Trên đời này cái quái gì cũng có thể xảy ra ”. Cho nên cứ xác định phải tự linh hoạt bản thân, hòa nhập với sự việc có thể không theo như ý muốn. Lạc quan bước tiếp.

Luật nhẫn nại : “ Trên con đường thành công không có dấu chân của kẻ lười biếng ”. Muốn thành công thì phải học được chữ “ Nhẫn ”. Và có ai còn nhớ lời bài hát “ Đường đến ngày vinh quang ” của cố nhạc sĩ Trần Lập không : “ Chặng đường nào trải bước trên hoa hồng. Bàn chân cũng thấm đau vì những mũi gai. Đường vinh quang đi qua muôn ngàn sóng gió ”. Đó chính là điều mà chúng ta cần phải luôn ghi nhớ – kiên định và nhẫn nại.

Luật động lực : Bạn tác động vào sự vật/ sự việc thế nào thì sẽ nhận lại được đáp trả tương đương với năng lượng mà bạn đã làm đó. Bạn đóng góp yêu thương thì sẽ nhận được yêu thương. Bạn đưa ra sự ích kỉ thì sẽ được đưa lại ích kỉ.

Thực ra mỗi khi gặp chuyện đau lòng, tổn thương, mất mát… hay bị đối xử tồi tệ thì bất cứ ai cũng không thể tránh khỏi trách móc, buồn than… Nhưng tôi nghĩ thay vì oán giận, đáp trả, ghi thù tạc dạ thì ta nên nghĩ một điều là : “ Gieo gió thì gặt bão ”, họ làm sai rồi họ sẽ tự nhận lấy cái sai . Và chính ta hưởng thụ cái sai từ họ chẳng phải là vì kiếp trước ta đã sai với họ đấy thôi. Là Nghiệp, là Quy luật Nhân – Quả ​mà thôi.


nhân quả/ karma là gì?


foto: val vesa on unplash
Đây là luồng khí tổng hợp, nên bạn đừng ra quyết định gì quan trọng dựa trên trải bài chung chung.
donation: https://www.paypal.me/hphm
email: [email protected]
cunghoangdao tuvi songtarot

Xem thêm bài viết thuộc chuyên mục: Tổng Hợp Tại xmccomplex.com.vn

Related Articles

Back to top button