[soạn bài] thực hành về nghĩa của từ trong sử dụng

IBAITAP: Dựa vào các kiến thức đã học trả lời các câu hỏi trong bài.
Câu 1: (SGK Ngữ văn 11 tập 1- trang 74)
a. Trong câu thơ “Lá vàng trước gió khẽ đưa vèo”, từ lá được dùng theo nghĩa gốc hay nghĩa chuyển? Hãy xác định nghĩa đó.
b. Trong tiếng Việt, từ lá còn được dùng theo nhiều nghĩa khác trong những trường hợp sau: lá gan, lá phổi,… Hãy xác định nghĩa của từ lá trong mỗi trường hợp kể trên, cho biết cơ sở và phương thức chuyển nghĩa của từ lá.
Lời giải chi tiết:
a. Từ lá trong câu được dùng theo nghĩa gốc: ý chỉ một bộ phận của cây, nó thường có màu xanh, hình dáng mỏng và mặt có gân lá.
b. Từ lá trong các câu đã được hiểu theo nghĩa chuyển:
- Lá gan, lá phổi, lá lách: những từ lá ý muốn chỉ các bộ phận bên trong cơ thể của con người.
- Lá thư, lá đơn, lá phiếu, lá thiếp, lá bài: ý chỉ các vật được làm bằng giấy.
- Lá cờ, lá buồm: ý chỉ các vật được làm bằng vải.
- Lá cót, lá chiếu, lá thuyền: ý chỉ những vật làm bằng chất liệu như gỗ, cói, nứa, tre….
- Lá tôn, lá đồng, lá vàng: ý chỉ các vật được làm bằng kim loại
– Cơ sở, phương thức chuyển nghĩa của từ “lá”: tuy trường nghĩa có khác nhau, nhưng chúng đều được dùng với các vật có điểm giống nhau đó là các vật có hình dáng mỏng dẹt và bề mặt như lá cây.
Câu 2: Các từ có nghĩa gốc chỉ bộ phận cơ thể người (đầu, chân, tay,…) có thể chuyển nghĩa để chỉ cả con người. Hãy đặt câu với mỗi từ đó theo nghĩa chỉ cả con người. (SGK Ngữ văn 11 tập 1- trang 74)
Lời giải chi tiết:
– Cậu ấy đã có một chân trong đội tuyển quốc gia.
– Nhà đấy có tận vài cái miệng ăn một mình cô nuôi sao nổi.
– Đây chính là những gương mặt đại diện của lớp.
– Cầu thủ số 5 là một tay chơi khó nhằn.
Câu 3: Tìm các từ có nghĩa gốc chỉ vị giác có khả năng chuyển nghĩa chỉ đặc điểm âm thanh, chỉ tính chất của tình cảm, cảm xúc. Hãy đặt câu với mỗi từ đó theo nghĩa chuyển. (SGK Ngữ văn 11 tập 1- trang 75)
Lời giải chi tiết:
– Chuyển nghĩa chỉ âm thanh:
- Nói ngọt lọt đến tận xương.
- Trước khi quay đi nó còn buông ra một câu cay đắng.
– Chuyển nghĩa chỉ mức độ tình cảm, cảm xúc:
- Câu chuyện của cậu thật làm người ta mủi lòng.
- Khi nhận ra được sự cay đắng vì tin tưởng quá nhiều vào một người thì đã muộn.
Câu 4: Tìm từ đồng nghĩa với từ cậy, từ chịu trong câu thơ. Giải thích lí do tác giả chọn dùng từ cậy, chịu mà không dùng các từ đồng nghĩa với nó. (SGK Ngữ văn 11 tập 1- trang 75)
Lời giải chi tiết:
– Từ đồng nghĩa với từ cậy là từ nhờ: cậy thể hiện niềm tin vào sự sẵn sàng giúp đỡ,và hiệu quả của người khác.
– Từ chịu có những từ đồng nghĩa như nhận, nghe, vâng: thể hiện sự đồng ý hay chấp thuận với người khác.
- Nhận: tiếp nhận hay đồng ý một cách bình thường nó thể hiện sắc thái trung tính.
- Nghe, vâng: đồng ý hay chấp nhận của người dưới với bề trên nó mang sắc thái kinh trọng.
- Chịu: thuận theo người khác nhưng có thể mình không hài lòng.
⇒ Dùng từ “chịu” Kiều sẽ diễn tả được thái độ tôn trọng em gái mình, vừa nài ép và vừa coi trọng tình cảm cao quý đối với Kim Trọng.
Câu 5: Đánh dấu X trước từ ngữ thích hợp nhất để dùng vào vị trí bỏ trống trong mỗi câu sau và giải thích lý do lựa chọn. (SGK Ngữ văn 11 tập 1- trang 75)
Lời giải chi tiết:
a. Chọn từ canh cánh vì:
- Nó khắc họa được tâm trạng day dắt, khôn nguôi của Bác. Khi kết hợp với từ canh cánh thì đã được chuyển nghĩa: không chỉ thể hiện tác phẩm, mà nó còn biểu hiện con người của Bác.
– Nếu dùng các từ khác thì chỉ nói tới tấm lòng nhớ nước như một đặc điểm nội dung tập thơ Nhật kí trong tù.
b. Có thể chọn từ dính dấp, liên can, những từ còn lại không phù hợp về nghĩa và ngữ pháp.
c. Chọn từ “bạn”. Vì
- Bầu bạn ý chỉ tập thể nhiều người, có sắc thái gần gũi.
- Bạn hữu ý chỉ những người bạn thân thiết không phù hợp nói về quan hệ quốc tế.
- Bạn bè có nghĩa khái quát thân mật và suồng sã không phù hợp nói về quan hệ quốc tế.
Soạn bài thực hành về nghĩa của từ trong sử dụng trang 74 SGK Ngữ văn 11 tập 1
Soạn bài Thực hành về nghĩa của từ trong sử dụng siêu ngắn Ngữ văn lớp 11 với đầy đủ các nội dung cần thiết và bám sát nội dung SGK đảm bảo hay và siêu ngắn.
Xem chi tiết bài soạn tại đây: http://loigiaihay.com/soanbaithuchanhvenghiacuatutrongsudungsieunganc215a55097.html
Phần mở đầu 00:00
00:16 : Câu hỏi 1
01:57 : Câu hỏi 2
02:47 : Câu hỏi 3
03:37 : Câu hỏi 4
05:04 : Câu hỏi 5