Giáo Dục

Iv. ứng dụng của cacbon

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.95 MB, 76 trang )

Tiểu luận Nhiệt động Hóa học

Cacbon được thêm vào quặng sắt để sản xuất gang và thép.

Cacbon dưới dạng than chì được sử dụng như là các thanh điều tiết nơtron trong

các lò phản ứng hạt nhân.

Graphit cacbon trong dạng bột, bánh được sử dụng như là than để đun nấu, bột

màu trong mỹ thuật và các sử dụng khác.

Than hoạt tính được sử dụng trong y tế trong dạng bột hay viên thuốc để hấp thụ

các chất độc từ hệ thống tiêu hóa hay trong các thiết bị thở.

Các thuộc tính hóa học và cấu trúc của các fulleren, trong dạng các cacbon ống

nano, có ứng dụng đầy hứa hẹn trong các lĩnh vực mới phát sinh của công nghệ nano.

Người ta đã làm nhiều nghiên cứu và ứng dụng vào thực tế giúp ích cho nhân loại

rất nhiều từ khi lập ra giản đồ pha của cacbon (kiểm soát các qui trình tổng hợp hữu cơ

hóa dầu, nhiên liệu, chất dẻo, … hầu hết đều có sự tham gia của cacbon). Tuy nhiên, ta sẽ

tìm hiểu một ý nghĩa thú vị của giản đồ pha đó là việc người ta nghiên cứu tìm cách làm

sao để có thể làm ra thật nhiều kim cương.

Quá trình tổng hợp kim cương:

Những viên kim cương tổng hợp đầu tiên đã được sản xuất vào đầu thập niên 1950

tại Phòng thí nghiệm Allmana Svenska Elektriska tại Stockholm (Thụy Điển). Các nhà

nghiên cứu tại phòng thí nghiệm này đã không công bố ngay kết quả công trình của mình.

Nhưng một thời gian ngắn sau đó các nhà nghiên cứu của Công ty General

Electric đã công bố trong tạp chí Nature về việc họ đã tổng hợp thành công kim cương.

Cả hai nhóm nghiên cứu trên đều sử dụng nhiệt độ và áp suất cao tương đương những

điều kiện mà người ta cho là cần thiết để tạo thành kim cương trong tự nhiên.

+ Tổng hợp kim cương ở nhiệt độ và áp suất cao (High pressure, high

temperature)

Công ty Genesis tại Florida (Mỹ) đang chế tạo kim cương trong các khoang nuôi cấy tinh

thể với áp suất và nhiệt độ cực cao. Trong mỗi khoang, một mẩu nhỏ kim cương tự nhiên

được nhúng trong dung dịch nóng chảy của grafit và chất xúc tác kim loại thích hợp ở

nhiệt độ khoảng 1.500oC và áp suất 58.000 atmosphere. Trong những điều kiện đó,

carbon kết tủa dần lên tinh thể mầm kim cương và chỉ trong vòng ba ngày rưỡi, người ta

CBHD: PGS. TS Nguyễn Ngọc Hạnh

Trang 63

Tiểu luận Nhiệt động Hóa học

thu được một viên kim cương thô 2,8 cara với chất lượng bậc đá quý.

Một viên kim cương thô với kích thước như vậy có thể được cắt và mài để thu được một

viên kim cương lớn hơn 1,5 cara (tương đương 100 mg kim cương và nhỏ bằng một hạt

thóc). Giống như kim cương màu vàng trong tự nhiên, kim cương nuôi cấy trong phòng

thí nghiệm của Genesis cũng có màu vàng do có mặt các vi lượng nitơ (nếu 5 trong số

100 nghìn nguyên tử carbon trong lưới tinh thể kim cương bị thay thế bằng các nguyên tử

nitơ thì kim cương sẽ có màu vàng đặc trưng này).

Kim cương với những màu được ưa thích như vàng, xanh, hồng, đỏ là những viên

kim cương rất hiếm nên giá trị cũng rất cao. Giá kim cương màu vàng của Genesis (hầu

như không thể phân biệt được với kim cương tự nhiên) khoảng 4.000 USD mỗi cara, thấp

hơn khoảng 30% so với kim cương tự nhiên có màu sắc và chất lượng tương đương.

Trước công ty Genesis, các công ty Sumitomo Electric và De Beers đã thông báo

Xem thêm :  Bài 16 trang 11 sgk toán 8 tập 1>

việc tổng hợp các viên kim cương lớn theo các quy trình tương tự. Nhưng hai công ty này

chỉ sử dụng kim cương nhân tạo của mình trong các dụng cụ điện tử hoặc cho mục đích

nghiên cứu. Còn Genesis sản xuất kim cương dùng cho lĩnh vực trang sức. Do kim cương

màu vàng của công ty này hầu như không thể phân biệt được với kim cương tự nhiên nên

nhiều chuyên gia trong ngành trang sức lo ngại chúng có thể bị nhầm lẫn với kim cương

tự nhiên. Vì vậy, các công ty sản xuất kim cương thường dùng tia laze để viết ký hiệu lên

các viên kim cương của mình nhằm mục đích phân biệt sản phẩm. Ngoài ra, người ta có

thể sử dụng phép phổ ký hồng ngoại và phát quang để phân biệt giữa kim cương tự nhiên

với kim cương nhân tạo.

+ Tổng hợp kim cương bằng kết lắng hơi hóa chất (Chemical Vapor

Deposition).

Những tính chất tuyệt vời của kim cương được điều chỉnh bởi những lượng tạp

chất nằm trong mạng lưới tinh thể carbon, đó cũng chính là những tạp chất tạo ra màu

của kim cương tự nhiên. Kim cương với lưới tinh thể carbon hoàn hảo, không có khuyết

tật thì sẽ không có màu. Những loại kim cương như vậy là những chất cách điện lý tưởng,

vì năng lượng cần thiết để di chuyển điện tử trong lưới tinh thể của nó rất cao. Nhưng nếu

các nguyên tử carbon trong mạng lưới tinh thể này bị thay thế bằng các nguyên tử Bo (tạp

CBHD: PGS. TS Nguyễn Ngọc Hạnh

Trang 64

Tiểu luận Nhiệt động Hóa học

chất gây ra màu xanh tuyệt đẹp ở một số loại kim cương hiếm) thì kim cương sẽ trở thành

chất bán dẫn.

(Một lò phản ứng đang tổng hợp kim cương bằng phương pháp Kết lắng hơi hóa chất)

Nhưng phương pháp tổng hợp ở áp suất và nhiệt độ cao chỉ cho phép kiểm soát

việc bổ sung tạp chất một cách hạn chế và kích thước của hạt kim cương cũng bị hạn chế.

Do đó, một số công ty đã tổng hợp kim cương bằng phương pháp kết lắng hơi hóa chất ở

áp suất thấp (phương pháp CVD). Công ty Apolo Diamond ở Boston (Mỹ) áp dụng

phương pháp này để sản xuất các lát kim cương đủ lớn, có thể cắt thành các viên kim

cương cỡ vài cara. Nhìn chung, phương pháp CVD cho phép sản xuất kim cương có kích

thước lớn hơn và giá thành thấp hơn so với phương pháp áp suất và nhiệt độ cao, đồng

thời việc bổ sung tạp chất cũng được kiểm soát tốt hơn.

Vì vậy người ta có thể sản xuất nhiều loại kim cương không màu và có màu, như

màu hồng, xanh, nâu, thậm chí cả kim cương màu đen.

Phương pháp CVD áp suất thấp được Wiliam G. Eversole tại Công ty Union

Carbide công bố lần đầu tiên năm 1952. Nhưng khi đó nhiều người nghi ngờ kết quả này

vì cho rằng do có lẫn grafit nên kim cương sẽ không bền về mặt nhiệt động học. Một số

nhà nghiên cứu cho rằng việc tổng hợp kim cương ở áp suất thấp là sự ngu ngốc hoặc lừa

đảo, vì nó vi phạm Định luật nhiệt động học thứ hai. Sau đó, Công ty Union Carbide đã

từ bỏ dự án sản xuất kim cương của mình. Nhưng một nhóm nhỏ các nhà khoa học Mỹ và

Nga đã kiên trì theo đuổi hướng nghiên cứu này. Cuối thập niên 1960, giáo sư Angus tại

Đại học Tổng hợp Case Western Reserve (Mỹ) đã chứng minh việc nuôi cấy kim cương

bằng phương pháp CVD là khả thi. Trong thập niên 1980, các nhà nghiên cứu tại Viện

CBHD: PGS. TS Nguyễn Ngọc Hạnh

Xem thêm :  Cách thu gọn đơn thức

Trang 65

Tiểu luận Nhiệt động Hóa học

nghiên cứu vật liệu vô cơ, Nhật Bản, đã hoàn thiện phương pháp này để có thể áp dụng

trên quy mô thương mại với hiệu quả kinh tế.

Theo giáo sư Angus, trong những điều kiện tổng hợp theo phương pháp CVD thì

yếu tố then chốt đối với việc nuôi cấy kim cương không phải là grafit mà là hydro. Ở bề

mặt, mạng lưới tinh thể carbon của kim cương có những liên kết “đu đưa”, có khả năng

liên kết chéo để sắp xếp lại bề mặt thành grafit bền hơn. Nếu dùng hydro để “bịt“ các liên

kết này thì sẽ ngăn cản sự hình thành grafit và tạo ra các điểm hoạt tính bề mặt để gắn các

gốc carbon.

Tại thiết bị kết lắng hơi hóa chất của Công ty Apollo, khí hydro và metan được

cho đi qua khoang có chứa tinh thể mầm kim cương (thường là kim cương nhân tạo bằng

phương pháp áp suất cao và nhiệt độ cao đã được mài rất bóng). Khí hydro bị tách thành

các nguyên tử hydro do tác động của đèn dây tóc nóng hoặc plasma do vi sóng tạo ra. Do

đó, hydro nguyên tử sẽ phản ứng với metan để tạo thành gốc metyl và khí hydro. Gốc

metyl chứa carbon cuối cùng sẽ kết lắng lên mầm kim cương, tạo thành các liên kết C – C

mới của kim cương.

+ Kim cương đơn tinh thể.

Cho đến những năm gần đây, phần lớn kim cương được nuôi cấy bằng phương

pháp CVD không phải là đơn tinh thể mà là đa tinh thể. Kim cương đa tinh thể là sự

“chắp vá” của các tinh thể kim cương nhỏ (đôi khi cả các tinh thể grafit nhỏ). Do nó giữ

được nhiều tính chất tốt của kim cương đơn tinh thể nên kim cương đa tinh thể cũng có

thể được sử dụng cho nhiều mục đích khác nhau.

Tuy nhiên, do liên kết C – C giữa các tinh thể nhỏ xíu với nhau trong kim cương đa

tinh thể yếu hơn liên kết C – C trong mạng tinh thể kim cương đơn tinh thể, nên các tính

chất dẫn nhiệt, trong suốt về quang học và độ bền của kim cương đa tinh thể không cao

bằng kim cương đơn tinh thể. Trên thực tế, đối với một số ứng dụng – đặc biệt, nhất là

những ứng dụng điện, người ta chỉ có thể sử dụng kim cương đơn tinh thể. Để có thể thay

thế silic trong sản xuất dụng cụ điện tử, người ta cần có kim cương đơn tinh thể chất

lượng cao với kích thước lớn thích hợp. Phương pháp CVD của Công ty Apollo đã cho

phép tạo ra kim cương đơn tinh thể như vậy, tương tự như kim cương tự nhiên.

CBHD: PGS. TS Nguyễn Ngọc Hạnh

Trang 66

Tiểu luận Nhiệt động Hóa học

Năm 2003, Công ty Element Six của Anh đã lần đầu tiên sản xuất được những tấm

kim cương vuông với kích thước đường chéo tới 5 mm. Theo Công ty này, trong tương

lai họ có khả năng sản xuất được những tấm kim cương với kích thước đường chéo trên 4

inch (khoảng 100 mm).

(Những tấm kim cương đơn tinh thể của công ty Element Six sản xuất sử dụng trong

ngành cơ khí và nghiên cứu)

Nhờ tính dẫn nhiệt cao và tính lưu động điện tử cao, kim cương bán dẫn đơn tinh

thể sẽ là vật liệu thích hợp cho các dụng cụ điện tử công suất cao. Nhiều công ty đã tích

cực nghiên cứu tìm cách chế tạo các loại kim cương bán dẫn loại p và loại n. Những vật

liệu này có triển vọng ứng dụng đầy hứa hẹn: Ngày nay các mạch vi xử lý phải chạy với

nhiệt độ ngày càng cao hơn, do số transitor lắp trên chúng ngày càng nhiều. Nếu xu

Xem thêm :  Khí chất bao nhiêu, hạnh phúc bấy nhiêu - vãn tình

hướng này tiếp tục diễn ra, vật liệu silic sẽ không thể đáp ứng yêu cầu về khả năng chịu

nhiệt. Khi đó kim cương sẽ là vật liệu thay thế hoàn hảo. Do giá thành cao nên kim

cương nhân tạo không thể thay thế hoàn toàn silic trong nhiều ứng dụng. Nhưng trong

một số ứng dụng đặc biệt với những yêu cầu rất cao, ví dụ các dụng cụ hoạt động với

công suất cao hoặc ở nhiệt độ cao, thì kim cương nhân tạo sẽ là vật liệu không thể thiếu.

V. Kết luận

Cho đến nay, ngoài những dạng tồn tại trong tự nhiên người ta đã biết và sử dụng

khoảng gần 10 triệu hợp chất có chứa cacbon, có thể nói cacbon là một nguyên tố không

thể thiếu trong lịch sử phát triển của nhân loại, việc nghiên cứu và phát triển nó luôn là

vấn đề cần thiết trong mọi thời đại.

CBHD: PGS. TS Nguyễn Ngọc Hạnh

Trang 67

Tiểu luận Nhiệt động Hóa học

VI. Mở rộng (đọc thêm).

Fullerene là những phân tử cấu thành từ các nguyên tử cacbon, chúng có dạng

rỗng như mặt cầu, ellipsoid, hay ống. Các fullerene hình cầu còn được gọi là quả bóng

bucky(buckyballs), và hình trụ tròn rỗng được gọi là ống nanô cácbon hay ống bucky

(buckytube). Fullerene có cấu trúc tương tự với than chì, là tổ hợp của lớp than chì độ

dày một nguyên tử (còn gọi là graphene) liên kết với nhau tạo thành vòng lục giác; nhưng

chúng cũng có thể tạo thành vòng ngũ giác hoặc thất giác.

Fullerene đầu tiên được khám phá ra, và trở thành tên gọi tương tự cho nhiều

fullerene sau này, đó là buckminsterfullerene (C60), do các nhà khoa học Harold

Kroto, James Heath,Sean O’Brien, Robert Curl và Richard Smalley tại đại học Rice công

bố năm 1985. Tên gọi này để vinh danh Richard Buckminster Fuller, người đã thiết kế

các mái vòm trắc đạc. Fullerene đã được tìm thấy trong tự nhiên mặc dù rất hiếm.

Sự khám phá ra fullerene đã trở thành một bước tiến lớn trong sự hiểu biết về thù

hìnhcacbon, mà trước đó chỉ giới hạn ở than chì, kim cương, và cacbon vô định

hình như muội than và than gỗ. Buckyball và buckytube đã trở thành lĩnh vực nghiên cứu

trọng điểm, cả trong hóa học lẫn các ứng dụng công nghệ, đặc biệt trong khoa học vật

liệu, điện tử học và công nghệ nano.

CBHD: PGS. TS Nguyễn Ngọc Hạnh

Trang 68

Tiểu luận Nhiệt động Hóa học

Graphen hay graphene là tấm phẳng dày bằng một lớp nguyên tử của

các nguyên tố cacbon với liên kết sp2 tạo thành dàn tinh thể hình tổ ong. Tên gọi của nó

được ghép từ “graphit” (than chì) và hậu tố “-en” (tiếng Anh là “-ene”).

Chiều dài liên kết cácbon-cácbon trong graphen khoảng 0,142 nm. Graphen là

phần tử cấu trúc cơ bản của một số thù hình bao gồm than chì, ống nanô

cácbon và fulleren. Cũng có thể xét một phân tử thơm lớn vô hạn, mà trong trường hợp

giới hạn của họ các hidrô cácbon đa vòng phẳng gọi là graphen. Hai nhà khoa học Andrei

Geim vàKonstantin Sergeevich Novoselov khám phá ra graphen đã được trao Giải Nobel

Vật lýnăm 2010.[1]

Lonsdaleit (được đặt theo tên Kathleen Lonsdale), hay còn gọi là kim cương sáu

phương khi xét về cấu trúc tinh thể, là một dạng thù hình của cacbon với ô mạng sáu

phương. Trong tự nhiên, nó hình thành khi các thiên thạch chứa than chì va vào Trái Đất.

Lượng nhiệt và áp suất lớn của vụ va chạm đã biến đổi than chì thành kim cương,

nhưng cấu trúc ô mạng tinh thể sáu phương của than chì vẫn được bảo tồn. Lonsdaleit

CBHD: PGS. TS Nguyễn Ngọc Hạnh

Trang 69


ứng dụng của cacbon.


Edit: QTVA
Music: https://soundcloud.com/kenaiiibeats

Related Articles

Back to top button